Hungary Tình trạng các đảng cộng sản Đông Âu sau Cách mạng 1989

Áp phích hội nghị thống nhất

Đảng Công nhân Hungary (tiếng Hungary: Magyar Dolgozók Pártja, MDP) là đảng Cộng sản cầm quyền tại Hungary từ 1948 tới 1956, được thành lập do đảng Cộng sản Hungary (MKP) và đảng Dân chủ Xã hội Hungary nhập lại.[4] Mặc dù khoe là một liên minh bình đẳng, sự nhập lại là do kết quả của nhiều áp lực tới các nhà Dân chủ Xã hội từ phía các nhà Cộng sản Hungary và Liên Xô. Một vài nhà Dân chủ Xã hội có tinh thần độc lập mà chưa bị đưa ra ngoài lề bởi những chiến thuật cắt lát salami của những người Cộng sản, sau khi nhập lại đã bị đẩy ra ngoài, khiến cho đảng này thiệt ra là đảng MKP dưới một tên mới. Một số đảng chính trị nhỏ khác hợp pháp được phép tiếp tục như là liên đảng độc lập cho tới cuối năm 1949, nhưng hoàn toàn là công cụ đảng MDP. Tổng bí thư đảng MDP Rákosi Mátyás, lãnh đạo chính quyền từ 1949 tự cho là học trò giỏi nhất của Stalin[5], đã bị thay thế bởi nhà cải cách Imre Nagy 1956.

Cuộc nổi dậy Hungary năm 1956

Trong Cuộc nổi dậy Hungary năm 1956, đảng này đã tái tổ chức lại thành Đảng Công nhân Xã hội chủ nghĩa (MSZMP) bởi một nhóm người Cộng sản chung quanh Kádár và Imre Nagy. Ngày 28 tháng 10 năm 1956, Chính quyền mới của Nagy tuyên bố công nhận cuộc nổi dậy không phải là một cuộc phản cách mạng, mà là "một diễn biến dân chủ, quốc gia vĩ đại" và giải tán lực lượng công an (ÁVH). Ngày 30 tháng 10, chính phủ tuyên bố chấm dứt chế độ độc đảng và sẽ thành lập một chính phủ đa đảng. Ngày hôm sau đó, Nagy tuyên bố sự trung lập của Hungary và ra khỏi khối Warszawa. Sau sự can thiệp của quân đội Liên Xô đập tan cuộc nổi dậy, ngày 8 tháng 11 năm 1956, đảng MSZMP, dưới sự lãnh đạo Kádár, hoàn toàn ủng hộ Liên Xô.

Giải tán

Kádár về hưu vào ngày 22 tháng 5 năm 1988 và được nối nghiệp bởi thủ tướng Károly Grósz. Tuy nhiên, Grósz chẳng bao lâu tự nhận ra là mình đã bị lấn át bởi một nhóm cải cách cực đoan mà ủng hộ kinh tế thị trường. Vào ngày 28 tháng 1 năm 1989, một thành viên trẻ của bộ chính trị Imre Pozsgay tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với chương trình truyền thanh "168 giờ", ủy ban lịch sử của bộ chính trị xem biến cố năm 1956 là một 'cuộc nổi dậy của nhân dân'. Tuyên bố này, chưa được cho phép trước bởi bộ chính trị, kích động và gây súc tác nhiều phát triển khác nhau trong đảng, và đã đưa tới những thay đổi đột ngột và leo thang chưa từng có, mà dẫn tới sự kết thúc chủ nghĩa Cộng sản ở Hungary và sự giải tán đảng MSzMP.[6]

Đảng Xã hội chủ nghĩa Hungary

Cho tới mùa hè 1989, đảng MSzMP không còn là một đảng Marx-Lenin, và những nhà cải tổ cực đoan, đứng đầu bởi thủ tướng Miklós Németh, ngoại trưởng Gyula Horn, Rezső Nyers, và Pozsgay, đã nắm lấy bộ máy đảng. Vào ngày 26 tháng 6 năm 1989, Ủy ban Trung ương được đổi tên là Ủy ban chấp hành Chính trị, bộ chính trị được thay thế bằng một ban quản trị gồm 4 người, chủ tịch là Nyers. Mặc dù Grósz vẫn còn là tổng bí thư, Nyers đã vượt lên trên ông. Vào ngày 7 tháng 10 năm 1989, đảng MSzMP bị giải tán và đảng Xã hội chủ nghĩa Hungary (tiếng Hungary: Magyar Szocialista Párt, MSZP) được thành lập, một đảng Dân chủ Xã hội kiểu phương Tây trung tả.

MSZP đã thành công nắm lấy chính quyền qua các cuộc bầu cử quốc hội 1994, 2002, 2006. Trong cuộc bầu cử quốc hội 2010, đảng này bị đánh bại, chỉ được 19,3% số phiếu, đưa tới sự từ chức ghế chủ tịch đảng của Ildikó Lendvai.[7]

Trong cuộc bầu cử quốc hội 2014, MSZP đã lập một liên minh với 4 đảng khác, nhưng cũng thất bại.[8] Trong cuộc bầu cử quốc hội EU 2014 ở Hungary, MSZP đã đạt được ít phiếu nhất kể từ cuộc bầu cử quốc hội 1990, chỉ về hạng 3 với 10% số phiếu, đưa đến việc từ chức của chủ tịch Mesterházy và toàn thể ban điều hành.[9][10][11]

Đảng Công nhân Cộng sản Hungary

Một nhóm cộng sản nhỏ, chung quanh Grósz, chống lại sự thay đổi này và tách ra lập thành Đảng Công nhân Cộng sản Hungary vào ngày 17 tháng 12 năm 1989. Đảng Công nhân Cộng sản Hungary theo chủ nghĩa Cộng sản, sau này (2013) phải đổi tên là đảng Công nhân Hungary vì có một đạo luật ra năm trước cấm dùng tên nơi công cộng mà có liên quan tới "những chế độ chuyên chế trong thế kỷ XX"."[12], cho tới nay không giành được một ghế nào trong quốc hội (2015).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tình trạng các đảng cộng sản Đông Âu sau Cách mạng 1989 http://www.bpb.de/themen/58LP1M,0,Die_Umsturzbeweg... http://books.google.com/books?id=j2PmEIYMsHUC http://www.coldwar.hu/html/en/publications/roundta... http://www.bpb.de/nachschlagen/lexika/18236/sozial... http://www.spiegel.de/politik/deutschland/0,1518,1... http://www.spiegel.de/spiegel/print/d-13684238.htm... http://www.morgenpost.de/politik/article1928050/Wi... http://archiv2007.sozialisten.de/partei/geschichte... http://archiv2007.sozialisten.de/partei/geschichte... http://www.bmi.bund.de/cae/servlet/contentblob/151...